Description
Thêu vi tính hay còn gọi là thêu tự động điều khiển bằng máy tính. Là một loại công nghệ thêu được sự hỗ trợ của máy tính và hệ thống máy thêu. Hệ thông các máy thêu được kết nối với máy vi tính, nhận lệnh từ máy tính và tiến hành thêu tự động để cho ra sản phẩm.
Trước kia, khi máy móc và công nghệ chưa phổ biến, giá thành của các sản phẩm thêu thường rất cao, chủ yếu dành cho giới đại gia, quý tộc. Trong những năm trở lại đây, công đoạn thêu đã sử dụng công nghệ thêu vi tính thay cho việc làm thủ công nên giá thành sản phẩm khá rẻ, số lượng sản xuất lớn, thời gian sản xuất nhanh chóng, sản phẩm cho ra đồng nhất.
Xem thêm: May Thêu JinYuemb - Chuyên Cung Cấp Máy Thêu Gia Đình & Công Nghiệp
1.1. Lịch sử phát triển của công nghệ thêu vi tính
Công nghệ thêu vi tính là một phát minh vĩ đại trong ngành may mặc được ra đời vào những năm đầu thế kỷ 19 do Jacquard phát minh ra. Vào thời điểm đó, công nghệ thêu còn khá sơ khai.
Ban đầu máy thêu chỉ đơn giản là hệ thống máy móc và được điều khiển bằng tay qua các hệ thống trục, thanh truyền và được gọi là máy thêu tay. Máy thêu tay này có công suất làm việc bằng 4 người thợ thủ công và được phát minh bởi Josue Heilmann người Pháp vào năm 1846
Một thời gian sau đó, chiếc máy thêu tự do ra đời, đây vẫn là một sản phẩm máy thêu tay nhưng kết hợp với máy khâu để thêu nhanh hơn (Thực chất thì tương tự như máy may bây giờ) - Những chiếc máy này được các hộ gia đình sử dụng nhiều. Vào thời đó, các doanh nghiệp may mặc cũng vẫn sử dụng nhưng chất lượng bản thêu không được giống nhau vì đây chưa phải là thêu tự động.
Xem thêm: Máy Thêu Vi Tính Junyuemb: Đa Dạng Mẫu Mã, Giá Cạnh Tranh
Vào năm 1964 Taijma bắt đầu cho ra đời máy thêu vi tính tự động đầu tiên. Đến năm 1973 máy thêu vi tính do Tajima giới thiệu đã tự động hoàn toàn và thêu được hoạ tiết 6 màu (Tương ứng với 6 kim thêu)
Năm 1983, Tajima đã tạo ra máy thêu Chenille điện tử đa đầu TMLE Series, tiếp theo là Máy thêu điện tử loại 9 kim TMEF Series vào năm 1984.
Năm 1986 Tajima đã giới thiệu máy thêu Sequin đầu tiên trên thế giới, cho phép các nhà thiết kế kết hợp thêu Sequin với thêu trơn.
Năm 1987, Pulse Microsystems đã giới thiệu một ứng dụng quản lý bản thiết kế có tên là DDS giúp các nhà máy có thể truy cập vào hệ thống để lấy bản thiết kế thêu cho máy thêu.
Công nghệ thêu vi tính cứ dần dần phát triển và đến ngày nay, việc in thêu đã được hoàn toàn tự động hoá. Chỉ cần đưa bản thiết kế vào máy thêu thì sản phẩm sau khi ra đời sẽ giống hệt bản thiết kế và tốc độ thêu máy có thể thay thế hàng trăm lao động cùng 1 lúc.
Xem thêm: Máy thêu vi tính Brother NV880E: thêu tinh tế | Giá rẻ | Dễ sử dụng1.2. Quy trình thêu vi tính tự động
Để cho ra 1 sản phẩm thêu vi tính hoàn chỉnh cần trải qua một số bước nhất định trong toàn bộ quy trình từ chuẩn bị nguyên liệu, bản thiết kế cho đến chạy máy. Các bước cơ bản để thêu bằng máy vi tính như sau:
- Lên bản thiết kế cho sản phẩm là bước đầu tiên trước khi tiến hành thêu. Ở công đoạn này, kỹ sư về thiết kế sẽ vẽ bản thêu trên phần mềm Wilcom E2, Tajima
- Chỉnh sửa thiết kế hoặc kết hợp với mẫu thiết kế khác tuỳ theo yêu cầu
- Xuất File thiết kế sang định dạng theo từng loại máy thêu
- Đưa file thiết kế vào máy thêu qua máy tính hoặc USB
- Xác định vị trí thêu trên vải
- Cố dịnh vải vào khung thêu (Có thể là khung tròn, khung elip..)
- Xác định vị trí kim thêu trên bản thiết kế
- Khởi động và giám sát máy thêu, chuẩn bị dự phòng các trường hợp sự cố phát sinh
- Đưa sản phẩm ra khỏi máy sau khi hoàn thiện
Trên đây là một quy trình thêu vi tính cơ bản mà các xưởng thêu trong nước vẫn đang thực hiện, các bạn có thể tham khảo, bổ sung hoặc rút gọn cho phù hợp với quy mô xưởng.