Description
Trong bài viết này, VUIHOC sẽ gửi đến các em đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10 chi tiết. Bài viết tổng hợp trọng tâm kiến thức cần ghi nhớ để làm tốt bài kiểm tra giữa kì 2. Mời các em cùng tham khảo bài viết nhé!
1. Kiến thức ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10: Cánh diều
2. Kiến thức ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10: Kết nối tri thức
3. Kiến thức ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10: Chân trời sáng tạo
4. Ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10: Thực hành tiếng Việt
4.1 Sử dụng từ Hán Việt
- Từ Hán Việt là từ ngữ vay mượn có nghĩa gốc tiếng Hán nhưng được ghi lại bằng chữ la tinh.
- Từ Hán Việt phát âm gần giống tiếng Trung Quốc. Trong từ vựng tiếng Việt có rất nhiều từ Hán Việt.
- Cấu tạo từ Hán Việt:
+ Phần lớn là từ ghép, có môt số nhỏ là từ dùng độc lập như một từ.
+ Bao gồm từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
+ Trật tự từ ghép Hán Việt: có thể yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau hoặc ngược lại.
- Từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, tao nhã, thể hiện thái độ tôn kính, tránh gây thô tục, cổ kính và phù hợp với xã hội xưa.
4.2 Biện pháp chêm xen, liệt kê
- Biện pháp chêm xen trước hết là một thao tác trong tạo câu,còn có tính chất của một biện pháp tu từ. Bộ phân chêm xen thường được tách biệt bằng các dấu phẩy, dấu gạch ngang hoặc dấu ngoặc đơn.
- Biện pháp liệt kê là trình bày một chuỗi các yếu tố cùng loại nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết về một đối tượng được nói đến trong câu hoặc trong đoạn.
4.3 Lỗi về trật tự từ và cách sửa
- Trong tiếng Việt, trật tự từ có ý nghĩa rất quan trọng. Trong một câu có thể có nhiều các sắp xếp trật tự từ và đều đem lại những hiệu quả biểu đạt riêng.
- Sắp xếp sai trại tự từ có thể làm câu mơ hồ về ngữ nghĩa, sai logic hoặc không diễn đạt đúng nội dung mà người viết muốn thể hiện.
5. Ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10: Viết bài văn nghị luận
5.1 Nghị luận về một vấn đề xã hội
a. Mở bài: Dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận
b. Thân bài:
- Nêu quan niệm về tư tưởng, đạo lý đó.
- Phân tích các dẫn chứng về tư tưởng, đạo lý.
- Đưa ra ý nghĩa, khẳng định giá trị của tư tưởng đạo lý.
c. Kết bài: Khẳng định lại gái trị tư tưởng đạo lý đang bàn luận, liên hệ với bản thân.
5.2 Nghị luận, phân tích đánh giá một tác phẩm truyện
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
b. Thân bài:
- Khái quát chủ đề của truyện
- Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật.
- Phân tích vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của truyện.
- Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra ý nghĩa với cuộc sống.
c. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận.
5.3 Nghị luận, phân tích đánh giá một tác phẩm trữ tình
a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm trữ tình
b. Thân bài:
- Nêu nội dung khái quát cần phân tích
- Xác định chủ đề của tác phẩm trữ tình
- Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm, đánh giá những đặc sắc đó
- Thể hiện suy nghĩ, cảm nhận của người viết tác phẩm
c. Kết bài:
- Khẳng định lại những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo chủ đề tác phẩm
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm.
5.4 Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen, quan niệm
a. Mở bài: Nêu thói quen, quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ và lí do viết bài.
b. Thân bài:
- Trình bày tác hại của thói quen/ quan niệm cần từ bỏ
- Trình bày lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm
- Gợi ý giải pháp từ bỏ thói quen, qua niệm.
- Làm sáng tỏ vấn đề bằng các lí lẽ và bằng chứng.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại lợi ích của việc từ bỏ thói quen, quan niệm
- Niềm tin vào sự cố gắng và hi vọng sự thành công khi thuyết phục người khác.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10 mà VUIHOC đã tổng hợp lại cho các em. Chúc các em hoàn thành tốt bài thi giữa kì và đạt điểm cao như mong muốn. Hãy truy cập trang web vuihoc.vn để tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!
Nguồn:
https://vuihoc.vn/tin/thpt-de-cuong-on-thi-giua-ki-2-mon-ngu-van-10-chi-tiet-2648.html